Những điều bạn nên biết về Tết Hàn Thực

Đối với người dân Việt Nam, thì Tết đã trở nên cực kì quen thuộc. Ngoài ngày Tết cổ truyền là ngày Tết quan trọng ra thì trong một năm sẽ có rất nhiều ngày Tết khác. Những ngày này thường là ngày để chúng ta kỷ niệm, để chúng ta tưởng nhớ và để đánh dấu lại những mốc thời gian quan trọng trong lịch sử của dân tộc ta. Trong tất cả các ngày Tết ở Việt Nam, chắc hẳn là bạn cũng đã từng nghe nói đến Tết Hàn Thực. Vậy, bạn có biết được Tết Hàn Thực là như thế nào không?

Tết Hàn Thực là gì?

Tết Hàn Thực là ngày Tết được diễn ra vào ngày 3/3 (Âm lịch). Theo nghĩa chữ Hán thì  “Hàn” có nghĩa là lạnh, còn “thực” có nghĩa là ăn, vậy nên “Tết Hàn thực” sẽ có nghĩa là Tết ăn đồ lạnh.

Đây là ngày Tết truyền thống của một số tỉnh ở Trung Quốc, miền Bắc của Việt Nam và cộng đồng người gốc Hoa sinh sống ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Hàng năm cứ mỗi lần tới ngày 3/3, thì nhà nhà đều cho xay bột, làm đỗ xanh, rồi làm bánh trôi, bánh chay, nấu mâm xôi chén chè để lễ Phật và cúng tổ tiên, đây cũng là một cách để tưởng niệm những người thân trong gia đình vào những ngày tháng cuối xuân.

Những điều bạn nên biết về Tết Hàn Thực
Những điều bạn nên biết về Tết Hàn Thực

Tết Hàn Thực có phải tết Thanh Minh hay không?

Khi nhắc tới ngày Tết Hàn Thực, chắc hẳn sẽ có rất nhiều người thường nhầm tưởng đây là ngày Tết Thanh Minh. Tuy hai ngày Tết này chúng đều có nguồn gốc xuất phát từ Trung Quốc, nhưng thật ra là Tết Hàn Thực sẽ diễn ra vào 3/3 Âm lịch, còn Tết Thanh Minh thì diễn ra vào 4/4 cho đến hết 22/4 dương lịch.

Thực ra thì Tết Hàn Thực ở nước Việt hay còn được nhiều người biết đến với cái tên là Tết bánh trôi, bánh chay. Tết Hàn Thực được xem là một ngày lễ quan trọng của con dân nước Việt Nam trên khắp cả nước, mặc dù phong tục này đã có từ lâu đời nhưng vẫn còn được chúng ta giữ gìn và phát huy cho đến nay.

Chẳn hạn như trong ngày Tết Nguyên Đán có bánh trưng là món ăn truyền thống, thì đối với ngày Tết Hàn Thực này tất cả mọi người còn có tục lệ là sẽ nấu món bánh trôi, bánh chay để dâng lên ông bà tổ tiên cùng với tấm lòng thành kính của con cháu.

Tục lệ này ở Việt Nam không chỉ được đánh giá là nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo của dân tộc mà đây sẽ còn là nét đẹp trong nền nghệ thuật ẩm thực của dân tộc ta.

Tết Hàn Thực có nguồn gốc từ đâu?

“Tết Hàn thực” có nghĩa là tết ăn đồ lạnh. Phong tục này có nguồn gốc ở Trung Quốc và được gắn liền với một điển tích được nhiều người biết tới qua tiểu thuyết mang tên Đông Chu liệt quốc.

Theo điển tích này cho biết, vào thời Xuân Thu, vị vua của nước Tấn đang gặp loạn cho nên phải bỏ nước đi lưu vong. Cùng đi với vị vua này là một vài người theo hầu và trong đó có cả Giới Tử Thôi.

Vì cuộc sống lưu lạc quá khổ cực đã khiến Giới Tử Thôi phải len lén mà cắt đi một miếng thịt đùi của mình để nấu lên dâng vua. Khi vị vua này ăn xong thì hỏi ra mới biết và vô cùng cảm kích Giới Tử Thôi.

Sau này, khi vị vua này giành lại được ngôi báu và lại trở về làm vua của nước Tấn, thì đã phong thưởng rất hậu hĩnh cho tất cả những người đã có công khi đi lưu vong cùng ông, nhưng ông lại quên mất đi công lao của Giới Tử Thôi.

Sau khi vị vua này đã nhớ ra thì ngay lập tức cho người đi tìm kiếm Giới Tử Thôi. Nhưng vì là con người không ham muốn danh vọng cho nên Giới Tử Thôi đã nhất quyết không quay trở lại để lĩnh thưởng.

Vua nước Tấn tức giận nên đã hạ lệnh cho đốt rừng, ý của ông là muốn thúc ép cho Giới Tử Thôi phải ra mặt, nhưng Giới Tử Thôi vẫn một mực không chịu tuân mệnh. Dẫn đến kết cục cả hai mẹ con Giới Tử Thôi đều bị chết cháy.

Nhà vua thương xót vô cùng, nên đã lập miếu để thờ và hạ lệnh cho tất cả mọi người trong dân gian đều phải kiêng đốt lửa ba ngày và chỉ được ăn đồ ăn nguội đã chế biến sẵn để tưởng niệm Giới Tử Thôi vào ngày 3/3 mỗi năm.

Và kể từ đấy, nhân dân đã bắt đầu lấy ngày 3/3 hàng năm làm Tết Hàn Thực, ngày này vốn có nghĩa là ngày tắt bếp.

Ý nghĩa của Tết Hàn Thực

Thứ nhất, là để hướng về cuội nguồn. Tết Hàn Thực của người dân Việt Nam chủ yếu là mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, để tưởng nhớ tới công lao của những người đã khuất.

Cụ thể trong Đông Chu liệt quốc của Trung Quốc, điển tích này đã đề cập tới ý nghĩa của ngày lễ Hàn Thực là gắn liền cùng với cái chết đầy đau thương và vô cùng tiếc nuối của Giới Tử Thôi, lí do phải chết do cháy rừng.

Vua nước Tấn lúc bấy giờ chỉ vì nhớ đến tình đến nghĩa trong lúc sinh thời đã phải đau lòng mà lập đền thờ và đồng thời ban lệnh cho mọi người phải kiêng đốt lửa trong 3 ngày để thể hiện sự thương xót và lấy ngày 3 đến ngày 5 âm lịch mỗi năm để tưởng niệm về Giới Tử Thôi.

So với Tết Hàn Thực ở Trung Quốc, mọi người dân thường phải kiêng cử bếp, lửa trong 3 ngày và chỉ có thể được ăn đồ ăn nguội, lạnh đã được nấu sẵn thì ở Việt Nam, ngày Tết Hàn Thực mang rõ nét riêng biệt là mọi người dân nơi đây không cần phải kiêng cử bếp núc, củi lửa.

Bánh trôi trong Tết Hàn Thực có ý nghĩa gì?

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì món ăn đã được mọi người chuẩn bị ở đây chính là món bánh trôi, bánh chay. Ý nghĩa của hai món bánh này đại diện cho thức ăn nguội và dâng cúng ông bà tổ tiên, để thể hiện được sự biết ơn những người đi trước đã cất công sinh thành và dưỡng dục.

Chẳng hạn như có tục lệ dâng bánh trôi lễ Hai Bà Trưng trong ngày 6/3 ở Hà Tây. Tiếp đến là giỗ tổ Hùng Vương ngày 10/3 người dân Việt Nam ở trên khắp mọi miền của tổ quốc đổ về đền Hùng, Phú Thọ để họ thắp hương và dâng cúng lên những đĩa bánh trôi bánh chay, để tưởng nhớ tới cội nguồn… Và đặc biệt hơn cả là vào dịp này, người người đi xa quê sẽ trở về đoàn tụ cùng với gia đình.

Họ cùng nhau đi tảo mộ của người đã khuất và cùng nhau sum họp bên bữa cơm đậm chất quê nhà với gia đình. Như thế, rõ ràng là Tết Hàn Thực của dân ta đã mang màu sắc dân tộc riêng và mãi mãi trường tồn trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Thứ hai, là thể hiện về truyền thống dân tộc. Món bánh trôi, bánh chay là món ăn cho thấy được sự đặc trưng của ngày lễ này và đây cũng là một nét văn hóa truyền thống.

Từ lâu đời món bánh trôi, bánh chay đã được mọi người sử dụng rất là phổ biến ở Việt Nam, với hình ảnh của những viên bánh tròn tròn, hơi dẹt đã đi sâu vào nét đẹp truyền thống của dân tộc ta thông qua thơ ca.

Chẳng hạn như trong bài thơ ” bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, với hình ảnh của chiếc bánh trôi nước đã được nhà thơ ẩn dụ cho nét đẹp truyền thống của những người phụ nữ ở Việt Nam như là sự trong trắng, sự hy sinh, lam lũ và tảo tần,… Với phần vỏ của bánh được làm bởi bột gạo nếp, được nắn viên tròn, còn bên trong thì là nhân đường đỏ, ta chỉ cần luộc chín chúng với nước sôi thì sẽ trở thành món bánh trôi.

Còn đối với món bánh chay thì được nắn dạng tròn hơi dẹt và không có nhân bên trong, sau khi đã được luộc chín thì ăn cùng với nước đường. Qua hai món bánh bánh đã thể hiện được rõ ràng nét văn hóa lúa nước của dân tộc ta từ thời xa xưa, khi cả 2 loại bánh đều được chúng ta làm từ bột gạo nếp thơm, điều này thể hiện nên truyền thống trân trọng thành quả lao động của người nông dân Việt Nam.

Thứ ba, là để ôn lại chuyện xưa. Vào lễ Hàn Thực mỗi năm, tất cả mọi người trong gia đình lại xum họp cùng nhau và cùng nhau tự tay nắn nên những viên bánh trôi, bánh chay.

Tiếp đến là sẽ vừa thưởng thức, vừa cùng nhau chia sẻ những câu chuyện của bản thân mình và những câu chuyện thời xa xưa của ông cha ta. Dần dần cho thấy được Tết Hàn Thực không thể thiếu món bánh trôi, bánh chay và cả những câu chuyện xưa.

Tết Hàn Thực là của người Việt Nam hay người Trung Quốc?

Tết Hàn Thực là ngày tết truyền thống ở Trung Quốc, ở miền Bắc của Việt Nam và một số cộng đồng người gốc Hoa sinh sống trên thế giới. Tuy là vậy, nhưng sự thật về Tết Hàn Thực là của người Việt Nam hay người Trung Quốc vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi bởi các nhà nghiên cứu văn hóa.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Ánh Hồng ( Trưởng khoa Văn hóa Phát triển của Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết rằng Tết Hàn Thực ở Việt Nam thực ra là khởi nguồn bởi một phong tục của người Trung Quốc nhưng đến nay đã được Việt hóa nên được lưu truyền.

Cái tên của Tết Hàn Thực nghe qua thì có vẻ như là bắt chước từ Trung Quốc nhưng thật ra không phải, mà là khi vào Việt Nam, nó đã được hợp nhất cùng với tết bánh trôi, bánh chay, tết tháng 3 của người dân Việt Nam.

Bản thân của ngày tết này cho thấy cũng mang nhiều ý nghĩa và thể hiện được rõ nét về đặc trưng văn hóa, về lối sống, cho đến những khát vọng của người dân nước Việt.

Không giống như Tết Hàn Thực của Trung Quốc mọi người thường không được đốt củi đốt lửa trong 3 ngày và chỉ được ăn đồ lạnh đã được chế biến trước đó, còn ở Việt Nam thì lại không như vậy mọi người dân không phải kiêng lửa, tất cả những việc bếp núc nấu nướng vẫn diễn ra bình thường”.

Theo như nhà nghiên cứu Trần Quang Đức nhà nghiên cứu về văn hóa dân tộc cũng cho biết rằng trong “An Nam phong tục sách” có ghi chép về phong tục này được phỏng theo người phương Bắc, chủ ý là để kỷ niệm cho ngày Giới Tử Thôi chết cháy.

Theo như trung tâm nghiên cứu lý học Đông Phương vẫn luôn khẳng định rằng Tết Hàn Thực không phải là của người Trung Quốc, mà thật ra nó hoàn toàn liên quan đến nền văn minh của người dân Việt Nam.

Các tục lệ của Tết Hàn Thực ở Việt Nam

Chắc hẳn bạn sẽ muốn biết các tục lệ của Tết Hàn Thực ở Việt Nam ra sao, diễn ra như thế nào, cần làm điều gì và cần kiêng kỵ điều gì thì hãy cùng nhau điểm qua những điều dưới đây để biết rõ hơn, chắc chắn sẽ là thông tin hữu ích cho bạn đấy nhé!

Tết Hàn thực ở Việt Nam mang các ý nghĩa như là để tưởng nhớ đến những người đã khuất, để hướng về cội nguồn, ông bà tổ tiên. Không những thế mà đây còn là một ngày lễ tết để cho mọi người thân trong gia đình có thể xum họp cùng nhau.

Tuy là có nguồn gốc xuất phát từ Trung Quốc nhưng Tết Hàn Thực của người dân Việt nam vẫn luôn mang những sắc thái riêng và nó mang đậm bản chất Việt. Nếu như Tết Hàn Thực ở Trung Quốc là kiêng bếp núc củi lửa thì vào ngày này ở Việt Nam thì ngược lại.

Và đặc biệt là vào ngày này, ở Việt Nam nhà nhà thường sẽ nấu món bánh trôi, bánh chay để dâng cúng ông bà, tổ tiên. Theo quan niệm từ xa xưa thì không có quá nhiều điều cần phải kiêng kỵ trong ngày lễ này, nhưng cũng vẫn có những việc ta cần phải hạn chế như là:

Thứ nhất, kiêng ăn mặn, không nên sát sinh bởi trong mâm cúng của ngày Tết Hàn Thực thì không nên có đồ mặn. Và trong ngày này, mọi người thường phải ăn chay và không sát sinh bất cứ thứ gì.

Thứ hai là kiêng chuyển nhà bởi theo quan niệm của người dân Việt Nam thì sau khi mà một người qua đời, thì vong linh của họ sẽ vẫn theo sát bên người thân của mình. Vì thế, việc phải di chuyển nhà vào lễ Tết Hàn Thực sẽ làm cho vong linh của những người đã khuất bị xáo trộn và đây là điều ta nên kiêng kỵ.

Thứ ba là kiêng cúng linh đình, bởi mâm cỗ của ngày Tết Hàn Thực là đồ ăn lạnh, cần có sự thanh đạm, cho nên không quá cầu kỳ trong việc chuẩn bị. Vì thế, không nên cúng người đã khuất bằng mâm cao cỗ đầy và tổ chức linh đình.

Mâm cúng ngày Tết Hàn Thực của người Việt
Mâm cúng ngày Tết Hàn Thực của người Việt

Tết Hàn Thực có được nghĩ làm hay không?

Tết Hàn thực của người dân Việt Nam không liên hệ tới điển tích lịch sử của người Trung Quốc mà những món ăn vào ngày này làm ra đều sẽ được dâng cúng ông bà tổ tiên với ý nghĩa là con cháu đều hướng về cội nguồn.

Và cũng trong dịp này, cho dù ai đi đâu, ai ở đâu thì đến ngày mùng 3/3 âm lịch cũng sẽ cố gắng sắp xếp về với gia đình để được đi tảo mộ, để cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp gia đình.

Tuy vậy, chúng ta vẫn sẽ không được nghĩ làm bởi lễ Hàn Thực bởi ngày này không nằm trong nhóm những ngày được nghĩ lễ ở nước ta theo pháp luật quy định. Nhưng nếu Tết Hàn Thực trùng vào những ngày cuối tuần thì chúng ta vẫn sẽ được nghĩ.

Hy vọng những thông tin về Tết Hàn Thực trên đây sẽ hữu ích đối với mọi người. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này.

Ban biên tập quangcaotructuyen24h.vn

5/5 - (2 bình chọn)

By Quản trị viên - Dịch vụ quảng cáo trực tuyến

Tôi là Mr Huỳnh - người yêu thích công nghệ, thương mại điện từ, thích tìm hiểu và làm việc về SEM & SEO. Tôi muốn chia sẽ những gì học được lên internet và nhận được phản hồi từ cộng đồng. Quan điểm sống của tôi là: Làm việc tận tâm và hướng đến những điều tốt đẹp. Chúc bạn một ngày tốt lành.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status

Quảng cáo trực tuyến | Dịch vụ quảng cáo trực tuyến | Quảng cáo trực tuyến Việt Nam | Quảng cáo Facebook | Quảng cáo Fanpage | Lên tích xanh Facebook | Dịch vụ quảng cáo Facebook

© 2018 quangcaotructuyen24h.vn | Chúng tôi trên Facebook | Google+ | Youtube | Twitter | Zalo | Instagram | Linkedin

SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ QUẢNG CÁO TRỰC TUYẾN 24H

Xây dựng và điều hành: Công Ty TNHH Phát Triển Công Nghệ NEWSTAR

Địa chỉ: 120 Hoàng Dư Khương, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng | Điện thoại: 02363.789.901 | Hotline: 0911299901 | Email: [email protected] | Website: https://quangcaotructuyen24h.vn

Số ĐKKD: 0401835581 - Ngày cấp: 06/06/2017 | Nơi cấp: Sở KHĐT Thành Phố Đà Nẵng.

Trang quảng cáo trực tuyến Quangcaotructuyen24.vn đã duyệt trên Online.gov.vn

© 2021 Quangcaotructuyen24h.vn