Nội dung
PHỞ LÝ QUỐC SƯ – Vị đậm đà của thời gian
Phở là một trong những đại biểu hàng đầu “hữu xạ tự nhiên hương” trong văn hóa ẩm thực Việt, tên gọi đã được quốc tế hóa một cách tự nhiên, khi lọt vào top 3 từ tiếng Việt không cần dịch thuật: “Phở – Áo dài – Tết”.
Không chỉ có những con phố nhuốm màu thời gian, mảnh đất kinh kỳ, trái tim của cả nước còn làm say lòng du khách bởi thức quà bình dị nhưng gói ghém cả tâm hồn người Việt.
Chè mùa hạ, cốm mùa thu, đông về nhâm nhi vài ba chiếc bánh gối… duy chỉ phở là mùa nào cũng có, ai ăn cũng yêu.
Bởi lẽ “phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon” – Thạch Lam.
Mong muốn đem lại hương vị Phở chuẩn Bắc, Phở Lý Quốc Sư quận 7 ra đời như một lời đáp nhẹ nhàng của người con xứ Bắc vào Nam, mang theo món quà thắm đượm.
Địa chỉ: 25 Hà Huy Tập, P. Tân Phong, Quận 7, TP. HCM
Hotline: 0789927686
Phở – Tinh hoa ẩm thực Việt
Đầu tiên, phải kể đến nước phở. Nước dùng phở Lý Quốc Sư được làm từ nước ninh xương cục, xương ống, xương bò. Và điều quan trọng nhất là không sử dụng mì chính để tạo độ ngọt giả cho nước dùng. Hương vị thơm ngon của nước dùng phở chủ yếu do các loại gia vị quyết định. Chính điều đó đã tạo ra sự khác biệt trong nước dùng của Phở Lý Quốc Sư.
Nhiều hàng quán phở cũng ninh xương để lấy nước dùng, song cách pha chế, sử dụng các loại gia vị, chọn xương hầm như thế nào và thời gian ninh xương trong bao lâu thì lại khác biệt. Do vậy, để có thể tạo ra hương vị nước phở thơm ngon, ngọt vừa, không ngậy như phở Lý Quốc Sư là điều rất khó.
Người nào hay ăn phở chắc chắn sẽ cảm nhận được nước phở là một trong những yếu tố quan trọng nhất đảm bảo rằng bát phở đó có ngon làm ra có thành công hay không. Do vậy, khi nhắc đến phở Lý Quốc Sư không thể không nghĩ ngay tới màu trắng đục đục, có pha chút màu vàng của bát phở Lý Quốc Sư. Mùi thơm sẽ ngào ngạt ngay khi nhân viên quán vừa bưng bát phở ra trước mặt.
Hương vị truyền thống
Thứ bánh phở trắng trong, mềm mịn và nước dùng thơm dậy cả con phố không biết tự khi nào đã reo rắc nhớ thương cho biết bao nhiêu thế hệ người Việt.
Mọi người dùng phở như một món ăn sáng, cũng có thể ăn trưa, ăn chiều hay tối nhưng rất khó cảm thấy ngán bởi trong phở chứa đựng hương vị đặc biệt chẳng muốn rời.
Giờ đây khi cuộc sống đủ đầy, phở trở thành món ăn quốc dân. Hàng phở có trên mọi nẻo đường, trải dài khắp đất nước với nhiều biến tấu khác nhau.
Phở trong lòng người Việt được trân trọng như một món quà. Mùa hè hay mùa đông, trong cái se lạnh của heo may tháng 8 hay cái nắng ấm áp của mùa xuân, người ta đều có thể ăn phở. Mỗi mùa hay từng thời điểm trong ngày, thưởng thức phở đều tạo nên nét thú vị riêng.
Tuy không phải là món ăn quý hiếm nhưng hương vị phở luôn mang lại cảm giác ngon miệng và ấm áp cho bất kỳ ai thưởng thức.
Và dù được làm ra tại nhà hay tại hàng, phở luôn luôn mang đến cho thực khách cảm giác ấm áp như chính tâm hồn người Việt: mộc mạc, hồn hậu.
Tinh hoa trời Bắc gói lại tròn đầy trong bát Phở Lý Quốc Sư
Trong Băm sáu phố phường, Thạch Lam viết: “Phở ngon phải là phở cổ điển, nấu bằng thịt bò, nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai.
Chanh ớt với hành tây đủ cả, rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ”.
Nguyên liệu làm phở vốn giản đơn, kiếm đâu cũng thấy, nhưng để kết hợp một cách tròn trịa, cho ra bát phở ngon lại là điều không mấy dễ dàng.
Bởi lẽ từ hương vị tới màu sắc, phở như một bức họa đẹp mắt, đánh thức mọi giác quan. Thịt phải mềm, bánh phải dẻo, nước dùng phải thật trong, thi thoảng lại thấy cái cay dịu của gừng, cay nồng của ớt, thơm nhè nhẹ của rau thơm. Tất cả quyện hòa một cách êm nhẹ mà đầy tinh tế.
Người am tường phở thường kháo nhau rằng, ngoài nguyên liệu chung như quế, hoa hồi, thảo quả… người ta còn cho thêm nước mía nướng hay nước mắm đặc biệt để nước phở thơm ngon, quyến rũ hơn.
Vị mặn mòi của biển quyện hòa trong tinh túy từ xương và các thảo dược trên núi cao đưa phở trở thành món ăn hưởng trọn vẹn tinh tế của đất trời và con người hợp lại.
Trong phở, nước mắm là gia vị nêm nếm cuối cùng, cho vào khi nước dùng đã nguội rồi lại bật bếp, đun sôi, hạ lửa và tiếp tục đun liu riu.
Cái nóng hổi, đậm đà khiến người thưởng thức xuýt xoa, ấn tượng ngay khi húp ngụm đầu tiên.
Một miếng bánh phở kèm thịt, rau, ớt rồi một ngụm nước dùng… càng thử càng nếm lại càng thấy ngọt thơm.
Cái đậm đà ban đầu nhường chỗ cho dự vị ngọt ngào trên đầu lưỡi, hay người ta vẫn gọi là ngọt hậu.
Chỉ phở ngon mới đem lại cảm giác ấy và cũng phải tinh tường lắm mới nhận ra bí quyết cho vị phở thơm ngon – đó chính là nước mắm.
Món quà giá trị của biển khơi “một lần dùng thử, ngàn lần đắm say” ấy được sinh ra từ Phú Quốc, nơi nổi tiếng với nghề làm nước mắm suốt 200 năm.
Cách ăn
Đặc biệt, nước dùng phở Lý Quốc Sư không hề quá nóng như nhiều quán phở bình dân; cũng không bốc hơi quá nhiều đến nỗi nghi ngút. Khi nhân viên vừa bưng bát phở ra lúc đấy nước dùng vừa đủ độ nóng ăn sẽ là ngon nhất. Do đó, nếu ăn chậm hay để quá lâu thì sẽ mất đi độ ngon của phở.
Bát phở trông rất hấp dẫn với màu đỏ cam của ớt, màu xanh tươi của rau thơm và màu đục đặc trưng của nước xương hầm.
Tiếp theo là bánh phở. Bánh phở Lý Quốc Sư được làm thủ công từ bột gạo. Sau đó đem phơi qua 1 nắng. Tiếp đó mới cắt thành từng sợi bằng nhau. Chẳng thế mà nếu để ý kỹ sợi phở trong khi ăn. Bạn sẽ thấy được rõ ràng 1 mặt của sợi phở rất trơn, láng mịn trong khi mặt còn lại thì có vẻ hơi sần sùi một chút. Đó là vì bánh phở được phơi thủ công chứ không sấy bằng máy.
Bánh phở Lý Quốc Sư cũng ngon như chính nước phở vậy. Bánh phở trắng tinh, mềm mịn khi cắn điều đầu tiên mà thực khách cảm nhận được là sợi phở vừa giòn, vừa dai không hề bở.
Thịt bò tại quán phở Lý Quốc Sư cũng là một điều mà không thể không nhắc tới. Thịt bò tại đây là loại thịt bò tươi, thái lát mỏng, nhưng không mỏng quá để khi vừa đưa vào miệng thì vị ngọt của thịt bò vừa chớm tới môi thôi đã ước giá mà còn đọng mãi tại đó. Thịt bò tươi, mềm, không dai cũng không bở. Cắn vào có vị ngọt nhẹ, thêm chút vị của nước dùng rồi chờ cho miếng thịt tan trong miệng thì phải nói là không còn chê vào đâu được.
Khi ăn phở, một người sành ăn sẽ nếm một chút nước phở béo ngọt đậm mà không ngấy. Sau đó, cắn một miếng thịt bò để cảm nhận vị tươi của thịt, vị ngọt thanh của nước dùng. Tiếp đó mới ăn đến bánh phở và rau thơm.
Ngoài ra, quẩy tại phở Lý Quốc Sư cũng được thực khách đánh giá rất cao. Quẩy có màu sắc vàng ươm, khi ăn không hề ỉu hay quá giòn, gây ra tình trạng vỡ vụn khi cắn. Cảm giác căn miếng quẩy mà nó vừa mềm, vừa dai, lại thêm chút giòn giòn, xốm xốp thì không chê vào đâu được.
Menu
Không gian
Quán Phở Lý Quốc Sư lúc nào cũng rất đông khách. Tuy vậy, ở đây lại rất sạch sẽ. Không gian khá thoáng và con người thì lịch sự.
Phở Lý Quốc Sư không chỉ nổi tiếng bởi sự thơm ngon, ngọt đậm đến từng sợi phở hay thìa nước dùng. Mà còn bởi không gian quán sạch sẽ, gọn gàng, nhân viên lịch sự. Nếu đã đến Quận 7, đừng quên tới đây thưởng thức một trong những tinh hoa nét đẹp trong văn hóa của người Việt
Hãy đến với phở Lý Quốc Sư quận 7 để có thể thưởng thức hương vị phở truyền thống của một món ăn đại diện cho nghệ thuật ẩm thực tinh tế của người Việt.
Đồng thời tìm lại sự ấm áp, cảm giác ngọt ngào mà trong cuộc sống bận rộn chúng ta dường như đánh mất.
Thông tin liên hệ
PHỞ LÝ QUỐC SƯ QUẬN 7
Địa chỉ: 25 Hà Huy Tập, P. Tân Phong, Quận 7, TP. HCM
Hotline: 0789927686
BÁNH CUỐN XÔI KHÚC VIỆT NGON
Đ/c: 182 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Bình Thạnh
Hotline: 0792266068
Bánh ướt là món ăn không xa lạ khi đến các vùng miền nhưng bạn sẽ bị bất ngờ khi thưởng thức món Bánh Cuốn Xôi Khúc bởi hương vị thơm ngon đặc trưng của quán. Hãy cùng đến ngay quán Bánh Cuốn Xôi Khúc toạ lạc trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, Quận Bình Thạnh để khám phá món ăn đặc biệt này nhé.
Ở quán, món bánh cuốn được gia giảm, phần bánh cuốn dọn ra ăn cùng chả lụa, chả quế và nước mắm thông thường như các loại bánh cuốn khác. Tuy vậy cũng không hề giảm đi cái thú vị của món này.
Bánh cuốn được tráng trắng tinh, mỏng, nhân đầy đặn với vị thơm đặc trưng của nấm hương, mộc nhĩ. Một điều nữa, thứ “linh hồn” làm nên món bánh cuốn chính là nhân bánh. Nhân bánh được làm từ thịt nạc dăm được tẩm ướp kĩ càng nên khi cuốn bánh sẽ tạo nên một mùi vị đặc trưng riêng. Ngoài ra, nước chấm được pha chua cay, đậm đà, góp phần làm cho dĩa bánh thêm ngon miệng hơn.
Xôi khúc là món ăn đặc trưng của miền Bắc, để ăn một chiếc xôi khúc cho tròn vị thì chỉ có Bánh Cuốn Xôi Khúc. Xôi khúc được làm bằng bột lá khúc để tạo màu xanh cho xôi, những hạt xôi nếp dính đầy bên ngoài lớp bột dẻo thơm mùi hành phi với vị mềm mềm, ngậy ngậy của đỗ xanh, thịt lợn trong nhân. Những viên xôi khúc tròn tròn, mộc mạc nhưng lại rất thơm ngon, nóng hổi này chắc chắn sẽ làm cả nhà mình ấm bụng bữa sáng.
Không chỉ chú trọng đến chất lượng món ăn Bánh Cuốn Xôi Khúc còn đặc biệt quan tâm đến khâu phục vụ. Sự nhiệt tình và thân thiện của quán luôn mang đến cho thực khách cảm giác thoải mái và hài lòng nhất khi đến đây dùng bữa.
Bánh Cuốn Xôi Khúc Việt Ngon
Đ/c: 182 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Bình Thạnh
Hotline: 0792266068