Ở mọi lứa tuổi đều có thể gặp tình trạng táo bón, đặc biệt là trẻ em. Tình trạng trẻ bị táo bón nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cả thể chất và tinh thần của bé. Vậy nên ba mẹ nên nhận biết được những giai đoạn nào mà con dễ bị táo bón nhất để có những biện pháp phòng tránh kịp thời. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh những thông tin cần thiết về vấn đề này. Hãy cùng tham khảo nhé!
>>> Mẹ xem ngay cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh
Nội dung
Trẻ bị táo bón có biểu hiện như thế nào?
- Số lần đi ngoài của bé chỉ dưới 3 lần/tuần
- Trẻ bị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu
- Ít khi cảm thấy đói, lười ăn
- Bé hay quấy khóc, hay cáu giận
- Khi con đi ngoài phân lẫn máu do vết nứt hậu môn
- Cảm giác đau đớn khi rặn, mặt đỏ bừng, vã mồ hôi
- Trẻ né tránh việc đi vệ sinh
- Sờ vào bụng trẻ có cảm giác căng cứng, đôi khi mẹ có thể sờ được khối phân trong ruột
Trẻ thường dễ bị táo bón ở giai đoạn nào?
Khi bắt đầu ăn dặm
Trong giai đoạn ăn dặm, bé chuyển dần từ sữa mẹ sang ăn thức ăn đặc, thường là những trẻ đã đủ 6 tháng tuổi. Vì sữa mẹ tại thời điểm này không còn đủ chất dinh dưỡng để bé phát triển đầy đủ nữa. Nhưng sự thật là sữa công thức có thành phần rất khác so với sữa mẹ, khó tiêu hóa hơn, nên trẻ dễ táo bón trong giai đoạn này.
Bên cạnh đó trong chế độ ăn dặm, nếu mẹ cho bé ăn nhiều thức ăn đặc thiếu chất xơ, và bé uống không đủ nước thì bé cũng sẽ có nguy cơ bị táo bón rất cao.
Giai đoạn tập ngồi bô/bồn cầu
Giai đoạn ngưng đóng bỉm và bé tập ngồi bô hay bồn cầu cũng sẽ làm trẻ có thể bị táo bón, bởi vì thói quen đi ngoài bị thay đổi. Có những bé do không muốn hoặc không quen ngồi bô/bồn cầu nên hay nhịn đi ngoài, phân bị tích tụ nhiều, cứng khô như phân dê và bé sẽ bị táo bón. Một khi bé đã có dấu hiệu của táo bón nhẹ, bé càng không muốn đi ngoài vì sợ cảm giác đau mỗi khi rặn, và chứng táo bón càng trở nên trầm trọng hơn nữa.
Giai đoạn bắt đầu đi học
Khi trẻ bắt đầu đến lớp, các bé sẽ được tiếp xúc với môi trường mới mẻ, và nơi đi vệ sinh thường ngày của bé cũng bị thay đổi. Thường thì các nhà vệ sinh tại trường không sạch sẽ như nhà vệ sinh ở nhà, hoặc có nhiều bạn bè xung quanh. Điều này làm cho bé không được quen, ngại ngùng, cố nhịn về nhà đi ngoài. Dần dần thói quen đó sẽ khiến bé bị táo bón lúc nào không hay.
Sản phẩm giúp tăng cường hoạt động hệ tiêu hóa cho bé?
Fitobimbi Isilax là sản phẩm siro giúp bé giảm táo bón, tăng nhuận tràng. Mẹ có thể sử dụng siro cho trẻ từ 6 tháng đến 12 tuổi. Đối tượng trẻ phù hợp dùng sản phẩm này là các bé bị táo bón, khó tiêu, hệ tiêu hóa không ổn định.
Isilax Bimbi với 100% chiết xuất thảo dược tự nhiên, giúp bổ sung chất xơ từ thực vật cho cơ thể. Một số thành phần tiêu biểu của sản phẩm như là:
- Dịch chiết quả táo tây: làm tăng khả năng vận động, giúp phân nhão.
- Dịch chiết quả mận: cung cấp vitamin, khoáng chất, hồi phục niêm mạc bé bị tổn thương sau táo bón.
- Dịch chiết cây manna: mềm hóa phân, tăng độ linh động của ruột, giúp phân đào thải dễ dàng.
- Dịch chiết cầm quỳ: tăng cường chất nhầy, giảm cọ sát phân vào thành ruột, kích thích đẩy phân ra khỏi cơ thể một cách nhẹ nhàng.
- Inulin: cung cấp chất xơ dạng hòa tan, điều hòa vi khuẩn đường ruột.
- Pectin: tăng độ nhớt và thể tích của phân.
Siro Isilax Bimbi được làm từ những thành phần cao cấp, chọn lọc nghiêm ngặt và được sản xuất trên dây chuyền hiện đại đã được cấp các chứng nhận GMP, ISO 9001, ISO 22000, ISO 13485. Nên tuyệt đối an toàn cho sức khỏe của bé yêu. Mẹ có thể cho bé uống trực tiếp hoặc dùng chung với nước, sinh tố trái cây hay sữa,…
Hi vọng sau khi đọc xong bài viết trên, ba mẹ đã biết được những giai đoạn nào mà trẻ dễ bị táo bón. Isilax Bimbi luôn sẵn sàng hỗ trợ ba mẹ trong việc bảo vệ đường ruột và hệ tiêu hóa của trẻ. Chúc các con luôn bình an và mạnh khỏe! Mẹ tham khảo thêm tại trang chủ Fitobimbi nhé.